PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NÓI (SPEAKING)
.
.
.
➡1.Những “Sai lầm chết người về học nói” mà các bạn mắc phải:
.
1. Phát âm là điều quan trọng nhất khi Speaking:
Hầu như tất cả chúng ta khi mới học ngoại ngữ đều nghĩ rằng khi nói thì phát âm là điều quan trọng nhất.
Liệu nó có đúng không?
Chúng ta cùng nhắc lại mục đích của “speaking” là gì nhé: đó là việc truyền tải thông tin qua việc nói.
Vậy mục đích truyền tải thông tin là quan trọng nhất.
Và các yếu tố sau là thành phần cấu tao nên Speaking của chúng ta đồng thời có mức độ khó/ quan trọng tăng dần
a. Pronunciation (phát âm)
b. Intonation (ngữ điệu)
c. Phrasing (cách diễn đạt)
.
2. Muốn phát âm chuẩn thì phải nói càng nhiều càng tốt:
Thực tế lại ngược lại, nghĩa là bạn càng nói nhiều thì khả năng bạn phát âm sai càng cao.
Vậy làm sao để có thể phát âm chuẩn nhỉ?:
.
Đầu tiên chúng ta cần hiểu về “Nguyên lý phát âm”
.
Theo nghiên cứu của William Powers về việc phát âm của con người, việc phát âm một từ gì đó đều dựa vào bộ nhớ của chúng ta về âm đó (chứ không phải do cơ miệng) – it’s the memory or mental image of the sound, tune or word that controls its production – NOT our muscles.
.
Chúng ta phát âm đúng hay không hoàn toàn là do độ chuẩn của bọ nhớ chúng ta về âm đó
.
Và kết luận của ông về việc luyện Speaking là chúng ta học nói bằng cách nghe chứ không phải bằng cách nói.
.
Và đây là cách để thực hiện:
.
Để phát âm chuẩn chúng ta cần một bộ nhớ chuẩn về những âm đó. Bộ nhớ chuẩn đến từ đâu? Dĩ nhiên là từ listening.
.
Theo nghiên cứu thì bộ nhớ chuẩn cần đạt 98% thì bạn mới phát âm đúng được. Làm sao để nâng tỷ lệ bộ nhớ chuẩn lên 98%. Rất đơn giản, đừng nói nữa, và nghe nhiều lên.
.
Ví dụ trước đây bạn nghe 10 lần, tập nói (sai) 10 lần, bây giờ để có 98% bộ nhớ chuẩn bạn cần nghe 1 từ nào đó ví dụ “laptop” thêm khoảng 500 lần nữa. Cộng với điều kiện là bạn phải ngừng nói, vì với mỗi lần nói sai bạn phải nghe thêm 50 lần để bù vào lần nói sai đó.
Các nguồn để luyện nghe từ căn bản tới nâng cao, các bạn xem ở mục 3. Nguồn ở bên dưới nhé
.
3. Nói nhanh đồng nghĩa với nói lưu loát??
.
Nói lưu loát không phải là nói nhanh. Người nói lưu loát là người ngắt giọng (pause) đúng chỗ và không quá nhiều. Người nói lưu loát cũng không dùng quá nhiều cử động tay chân để diễn đạt ý mình mốn nói.
Phương phát ngắt ý (pause) trong khi nói, các bạn xem ở mục 2 bên dưới
.
➡ Phương Pháp Luyện Speaking:
.
Trước tiên chúng ta cần phải xác định mục tiêu của chúng ta là có thể nói được một câu đầy đủ ý nghĩa hoặc thậm chí là 1 bài phát biểu thuyết trình chứ không phải tiếng Anh xe ôm. Do đó nó cần phải tuân theo quy trình từ khó tới dễ như sau:
.
Đọc 1 từ –> Đọc 1 câu –> Đọc 1 đoạn văn –> Nói đoạn văn.
.
Nói là từ hay 1 câu còn chẳng được vậy thì đừng nghĩ tới việc có thể nói cả 1 đoạn văn nhé.
Vậy chúng ta phải đi từng bước 1 “step by step”, bắt đầu bằng đơn vị “từ” sau đó mới lên “câu” và cuối cùng mới là cả đoạn văn.
.
Với 1 từ: Chúng ta cần chú trọng đến nhấn âm trong 1 từ “Stress word”:
– Từ có 1 âm tiết thì không có nhấn âm: VD: Jim works hard
– Từ có 2 âm tiết trở lên thì phải nhấn ấm: VD: Jim ALways works OVERtime
Ở chữ “always” và “overtime” có 2 âm tiết nên chúng ta phải nhấn vào 1 trong 2 âm tiết ở mỗi từ.
Đơn giản là vậy, đừng tập trung quá nhiều vào phát âm. Quan trọng là bạn diễn đạt đúng những gì bạn cần nói. That’s all.
.
Khi đọc 1 câu, chúng ta không thể đọc liền tù tì thật nhanh nguyên câu đó được mà chúng ta phải ngắt sau khi hết từng ý trong câu:
Ví dụ: A beautiful woman and her little dog entered the meeting room.
Chúng ta nên ngắt như sau:
A beautiful woman…….. ……..and her little dog ……………. entered the meeting room.
.
Nhằm mục đích:
1. Đối với người đọc: Khi pause lại như vậy, chúng ta có thời gian để lấy hơi và suy nghĩ sẽ nói gì tiếp theo, do đó ý của chúng ta sẽ hay hơn đồng thời từ vựng được sử dụng sẽ tốt hơn rất nhiều.
2. Đối với người nghe: Họ có thời gian để hiểu từng cụm trước khi nghe cụm tiếp theo. Và khi hiểu hết từng cụm 1 đồng nghĩa họ sẽ hiểu được ý của chúng ta muốn nói là gì.
.
Ngoài việc ngắt ý ra, chúng ta đồng thời phải nhấn mạnh vào 1-2 từ mang nội dung trong mỗi ý:
.
ví dụ: Chúng ta chỉ cần nhấn mạnh các từ sau đây Beautiful Woman ….Little Dog…Entered….Room
Những từ ngày được gọi là “content/ focus words”
là người khác cũng có thể hiểu sơ được ý chúng ta cần nói:
Những từ còn lại như: “a, and, her, the” gọi là structured word là những từ được thêm vào để giúp cấu trúc câu đầy đủ về mặt ngữ pháp hơn.
.
Vậy tóm tắt lại khi đọc 1 câu: Chúng ta cần phải:
1. Ngắt ý các cụm
2. Nhấn mạnh vào các “content words”
.
Đối với đọc 1 đoạn văn tương tự như đọc 1 câu.
Tuy nhiên sau khi hết 1 câu, chúng ta cần nghỉ pause lại trước khi bắt đầu một câu mới.
.
Và làm sao để nói 1 đoạn văn cho tốt.
Điều chúng ta cần làm là chuẩn bị thật kỹ giống như khi đọc 1 đoạn văn vậy:
.
1. Ghi ra tất cả những gì chúng ta muốn nói theo văn phong nói.
2. Lưu ý vào những chỗ cần ngắt khi hết ý
3. Đánh dấu vào những “content words” để nhấn mạnh khi nói
.
VD như:
Câu hỏi là : Some managers like to let employees work independently. Other managers prefer to give workers very specific instructions for each task. Which method do you prefer and why? Use specific reasons and examples to support your opinion.
Chúng ta cần viết ra như sau:
I think it’s better for managers to give workers specific instructions for each task. This way. they can save time on projects. In my experience, it’s not easy for managers to get what they want out of employees without giving them instructions……..
1. Xác định các cụm từ bằng phương pháp 3B:
I think it’s better (for) [managers] [to give workers] [specific instructions] (for) [each task]……
2.Ngắt ý sau những cụm bằng dấu “/”
I think/ it’s better/ (for) [managers]/ [to give workers]/ [specific instructions]/ (for) [each task]……
3.Đánh dấu những “content words” trong mỗi cụm
I think/ it’s BETTER/ (for) [MANAGERS]/ [to GIVE WORKERS]/ [specific INSTRUCTIONS]/ (for) [each TASK]……
.
4.Nhìn vào câu phía trên và đọc đi đọc lại nhiều lần trước khi tự nói.
.
➡.Nguồn Luyện Nói:
.
Thật chất nguồn luyện nói ở đây là những nguồn nghe phù hợp để chúng ta có thể nghe và bắt chước theo nhằm học được cách phát âm và vần điệu của người nước ngoài.
Các nguồn để chúng ta nghe và học theo như sau:
.
Nguồn nghe cho bạn mới bắt đầu
.
http://learningenglish.voanews.com/ ( anh mỹ) -> chọn level mới bắt đầu nhé
http://www.bbc.co.uk/worldserv…/learningenglish/…/sixminute/ (anh anh)
http://learnenglish.britishcouncil.org/…/elementary-podcasts (anh anh)
.
Spotlight radio: Website này dành cho những người mới học tập luyện nghe tiếng Anh mỗi ngày. Mỗi bài có thời lượng khoảng 15′, được đọc với tốc độ chậm. Mỗi tuần có 7 bài đọc như thế được cập nhật.
Truy cập: http://spotlightenglish.com/listen/
.
Nâng cao:
http://learningenglish.voanews.com/ ( anh mỹ)
https://learnenglish.britishcouncil.org/en/magazine (anh anh)
Phiên bản trên android: https://play.google.com/store/apps/details…
.
British Council Podcasts.rar. Bộ khủng 1.58 gb (anh anh) do Kili Manjaro upload
https://www.mediafire.com/fol…/5satei45ij269/British_council
.
.
http://www.britishcouncil.org/professionals-podcast-english…(anh anh)
http://breakingnewsenglish.com/ (anh anh)
http://www.cnn.com/studentnews/ (anh mỹ)
http://www.ted.com/ (tổng hợp)
http://www.listen-and-write.com/ (tổng hợp)