fbpx
Home / TOEIC / Chiến thuật tăng điểm part 7

Chiến thuật tăng điểm part 7

Toeic part 7 không phải là khó trong kỳ thi Toeic tuy nhiên gần đây phần thi này thường rất dài và các em thường không kịp thời gian để hoàn thành nó. Vậy làm cách nào em có thể đối phó với nó? Đó chính là áp dụng “Skimming” và “Scanning”.

Chúng ta phải áp dụng một cách triệt để. Thầy cũng nhiều lần nhắc về việc áp dụng và luyện tập trên lớp 2 kỹ năng này tuy nhiên, nhưng thường thì sau đó em sẽ quên đi những lời thầy dặn và quay trở về làm Reading như BẢN NĂNG trước kia, MÒ MẪM và tốn thời gian. Thực tế, nếu không có 2 kĩ năng đó nhưng em chăm chỉ luyện tập thì khả năng đọc của em vẫn tiến bộ, số câu làm đúng tăng dần nhưng lại bị lố thời gian quá nhiều.

Vì thế em cần phải áp dụng luyện tập để hình thành thói quen sử dụng hai thói quen này thay vì đọc một cách bản năng và mò mẫm.

Em hãy xem cách áp dụng Skimming và Scanning vào bài đọc nhé.

?Skimming

Kĩ năng Skimming liên quan đến việc đọc lướt qua một cuốn sách hay một bài báo mà chỉ đọc những phần chính, như chủ đề, tiêu đề từng đoạn, đoạn giới thiệu, tổng quan và kết luận. Với kỹ năng này, em sẽ có được ấn tượng ban đầu tổng quát về thứ mà em đang đọc.

Thứ hai, mục đích của Skimming là giảm thời gian đọc cho các em. Khi skimming, em nên đọc với tốc độ gấp khoảng hai lần tốc độ đọc trung bình của em. Trong một bài báo, thay vì chú tâm vào những chi tiết, hãy tìm đọc những ý chính. Những ý chính này là những câu chủ đề và thường đứng ở đầu mỗi đoạn.

?Scanning

Scanning, giống với Skimming là các em cũng cần phải làm với tốc độ nhanh để tìm những điểm quan trọng cho phần thông tin cụ thể. Khi Scanning, mắt chúng ta sẽ chuyển động nhanh qua các từ để có thể tìm được thông tin chính xác mà ta cần. Đến khi mắt chuyển động dần đến hết trang, hãy chú ý đến thứ mà em cần mà bỏ qua đi tất cả những thứ khác.

Vậy chúng ta sử dụng Scanning để làm gì? Thường thì chúng ta sẽ tìm kiếm một con số, hay tên, địa điểm hay một sự kiện nào đó. Một cách đưa ra là hãy chú ý đến những chữ được viết hoa, biểu tượng đơn vị như $ hay là một danh từ, ví dụ như “Dr.”

Có hai ví dụ điển hình của việc sử dụng Scanning:

  • Một là tìm tên trong danh bạ điện thoại.
  • Hai là tra cứu một từ trong từ điển

=>> Sau đây là hai cách mà em thường áp dụng trong bài đọc với  « Skimming » và « Scanning »:

?1. Đọc câu hỏi trước sau đó quay lại bài đọc tìm thông tin

Chắc cách này thì không nhiều em còn xa lạ. Trước 1 bài đọc, các em mở phần câu hỏi ra trước, sau đó gạch từ khóa rồi quay trở lại bài đọc tìm câu trả lời.

Ưu điểm : Cách này có vẻ dễ thực hiện ban đầu vì các em không phải đọc cả mấy trăm từ cùng lúc, hơn nữa mỗi lần làm chỉ tập trung vào từng câu hỏi nên có thể sẽ trả lời chính xác hơn.

Nhược điểm : không nhìn được cả bài một cách tổng thể, không hiểu bài nói về gì nên sẽ khó làm các dạng cần tìm ý chính và đọc hiểu. Đôi lúc thì cũng mất thời gian vì cứ đọc đi đọc lại 1 đoạn.

?2. Đọc kĩ bài rồi trả lời câu hỏi (áp dụng với bài ngắn 1/3 trang A4).

Cách này thì các em sẽ đọc thật kĩ bài đọc, hiểu nó nói về cái gì. Do khi đọc tập trung nên chắc chắn các em sẽ nhớ được một số dữ kiện quan trong trong bài rồi. Khi đó mở phần câu hỏi ra làm sẽ khá là nhanh, hay có cần tìm vị trí của thông tin nào cũng dễ dàng hơn.

Ưu điểm : cực hữu dụng với dạng câu hỏi tổng ý chính và mục đích các em hiểu bài một cách thông suốt.

Nhược điểm : cách này áp dụng với các bài đọc dễ và không quá dài thì hiệu quả, nhưng với những bài khó và dài thì sẽ thiếu thời gian đấy.

 

?3. Đọc lướt bài rồi đọc câu hỏi rồi lại quay lại tìm thông tin trong bài (Cách thầy đang áp dụng)

Cách này có thể nói là kết hợp 2 cách trên cũng được. Đầu tiên đọc lướt bài rồi gạch chân các từ khóa đăc biệt (như tên riêng, số liệu, năm). Khi đọc lướt xong thì mặc dù không hiểu tường tận là bài có những thông tin như thế nào nhưng các em sẽ hiểu được nội dung chủ đề của nó, các đoạn phân bổ như thế nào. (Đây chính là giai đoạn em trả lời các câu hỏi (prereading questions).

Sau đó đọc câu hỏi, xem chúng cần những thông tin gì rồi quay lại bài đọc tìm, giờ tìm sẽ dễ dàng hơn vì em biết sơ qua nội dung các đoạn cùng các từ khóa được gạch chân nữa.

Ưu điểm : không mất nhiều thời gian đọc hiểu bài, mà vẫn có thời gian dành cho từng câu hỏi, đặc biệt vẫn áp dụng được cho câu hỏi ý chính và câu hỏi mục đích.

 

Nhược điểm : hiện chưa nghĩ ra

 

Một vấn đề nữa là với từng dạng câu hỏi part 7 thì sẽ có cách làm khác nhau. Cái này em đã được thầy hướng dẫn từng bước và luyện tập

Facebook Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *